BÀI TUYỀN TRUYỀN VỀ PHÁO NỔ
I. Pháo và tác hại của pháo
Khó có một nghiên cứu đầy đủ cho biết pháo đã được sử dụng chính xác từ thời điểm nào, nhưng với sự truy nguyên nguồn gốc phát minh thuốc nổ đen từ Trung Hoa, cho thấy rất có thể pháo đã được sử dụng đầu tiên trên thế giới tại quốc gia này. Xa xưa hơn nữa, pháo trúc – loại ống trúc kín hai đầu được cho vào lửa đốt nổ phá gây tiếng vang – và dị bản về sau của nó là ống trúc nhồi thuốc nổ đen, được sử dụng đầu tiên từ Trung Hoa cổ đại với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
Trải theo thời gian rất dài của lịch sử, từ cổ đại cho đến đương đại, pháo đã có sự phát triển rất đa dạng về kiểu dáng, hình thức, nguyên lý, phần lớn được làm thủ công và hiện nay nhiều loại đã được thực hiện tại các nhà máy. Các loại pháo thủ công thường sử dụng thuốc nổ đen (một loại thuốc nổ được phát minh sớm nhất gồm hỗn hợp của than củi, lưu huỳnh và muối nitrat kali) theo một tỷ lệ nhất định, với sự thêm thắt một số phụ gia như bột nhôm, hóa chất tạo màu (như magiê và nhôm đốt cháy tạo ra ánh sáng trắng, muối natri tạo ra màu vàng, stroni nitrat hoặc cacbonat tạo ra màu đỏ, bari nitơrat tạo ra màu xanh lá cây, muối đồng tạo ra màu xanh nước biển…). Các phụ gia thêm thắt vào thuốc nổ với dụng ý nhất định, hoặc tạo nên các bộ phận cấu thành của pháo (như thuốc phóng, ngòi nổ, chất cháy), hoặc tạo nên sắc màu của pháo khi đốt. Từ đó, có rất nhiều loại pháo như pháo nổ (pháo giật, pháo nện, pháo bánh, pháo ném, pháo diêm, pháo tép, pháo cối hay pháo đại, pháo chuột, pháo vịt,…); pháo hoa (pháo hoa, pháo sáng, pháo dù, pháo tháp, pháo phụt, pháo thăng thiên, pháo nhị thanh, pháo tam thanh, pháo dây…)
Pháođược sử dụng trong các lễ hội (ngày lễ, ngày tết, sinh hoạt dân gian bản địa) tại các nước trên thế giới là các loại pháo dựa vào hiệu ứng âm thanh (tiếng nổ), ánh sáng (ánh lửa), màu sắc (các sắc độ màu của ánh sáng, màu của xác pháo), hình ảnh (được tạo thành khi pháo được kích hoạt) để xua đuổi ma quỷ, giải trí, quy tụ tâm thức cộng đồng, khai mạc hoặc bế mạc ngày lễ tết, tạo quang cảnh sôi động hình ảnh đẹp nhằm làm hưng phấn và cổ vũ người tham gia, từ biệt cái cũ và chào đón cái mới. Trước đây ở nước ta, hàng năm cứ đến đêm giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng tiếng nổ đinh tai, nhức óc, trên mặt đất còn lại đầy xác pháo và các đám khói mù mịt. Tập tục này tuy có đem đến cho mọi người niềm hân hoan, phấn khỏi trong ngày lễ hội nhưng cũng tạo nên những nguy hại.
Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, tạch tạch, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo hoa còn có các đám bụi khói. Bụi khói pháo tuỳ thuộc thành phần phối chế thuốc pháo mà có thể khác nhau. Một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon đioxit, cacbon monoxit là những khí có hại cho sức khoẻ con người và bụi của các oxit kim loại, trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá – khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽ tạo nên các đám mưa axit. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Georg Steinhauser và các cộng sự tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo) phân tích những bông tuyết rơi xuống trước và sau các màn bắn pháo hoa ở một làng tại Áo để tìm hiểu xem liệu các hóa chất có được đốt hết sau khi pháo hoa nổ hay không. Nếu chúng không cháy hết, các phân tử hóa học nhỏ xíu có thể xâm nhập vào cơ thể người xem qua đường hô hấp. “Chúng tôi tìm thấy một khối lượng lớn bari trong các bông tuyết rơi xuống sau màn bắn pháo hoa. Nồng độ của bari cao gấp 500 lần so với các bông tuyết mà chúng tôi thu thập trước khi pháo hoa được bắn lên”, Georg Steinhauser cho biết. Theo ông, bari có khả năng gây thắt khí quản. Vì thế mà bệnh hen suyễn có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người ta hít phải kim loại này. Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng pháo hoa có liên quan tới hàng loạt bệnh hô hấp. Một cuộc khảo sát trong lễ hội Diwali ở Ấn Độ năm 2008 cho thấy số trường hợp mắc hen suyễn tăng lên 12% trong những người tham gia lễ hội. Thậm chí nhiều người không mắc hen suyễn nhưng vẫn bị viêm cuống phổi.
Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn. Ở nước ta, trước đây trong các ngày lễ tết, đặc biệt vào dịp tết Nguyên đán đã xảy ra rất nhiều trường hợp thương vong đáng tiếc. Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương do pháo và thuốc pháo gây nên.
Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây “ô nhiễm âm thanh” ở các thành phố. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.
Về kinh tế, trước đây mỗi năm riêng việc đốt pháo của các gia đình Việt Nam đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó, chúng ta còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư, còn rất nhiều người nghèo cần sự chia xẻ đùm bọc miếng cơm manh áo.
II. Đốt pháo trong ngày tết có nên chăng?
Trong ngày giao thừa tưng bừng và rộn rã, không khí năm mới đến gần , trong giây phút đón giao thừa đó, nhìn lên bầu trời thấy những ánh sáng của pháo hoa thật đẹp và tràn đầy không khí xuân, chắc hẳn ai cũng thấy thật rộn rã trong lòng,hẳn trong chúng ta ai cũng thích ngắm pháo hoa. Tuy nhiên đốt pháo hoa trong ngày tết một cách tràn lan lại là một vấn đề bức xúc và khó giải quyết . Hiện nay trong dịp tết là tình hình về buôn bán tầng trữ và sử dụng trái phép pháo nổ lại diễn ra phức tạp. Trên các vùng biên giới việc buôn lậu pháo nổ diến ra nhiều và ngày càng tinh vi hơ, các cơ quan chức năng đã tích cực ngăn chặn , bắt giữ ,tịch thu rất nhiều khối lượng và các loại pháo nổ khác nhau tuy nhiên đó cũng chỉ là con số nhỏ , còn phần lớn vẫn đưa và thị trường trong nước tiêu thụ. Các loại pháo được tiêu thụ rộng rãi đặc biệt là thanh thiếu niên . Làm cho công việc quản lý giữ gìn an ninh trật tự của các cơ quan chức năng thêm khó khăn.
Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây “ô nhiễm âm thanh” ở các thành phố. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.
Về kinh tế, trước đây mỗi năm riêng việc đốt pháo của các gia đình Việt Nam đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó, chúng ta còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư, còn rất nhiều người nghèo cần sự chia xẻ đùm bọc miếng cơm manh áo.
Do vậy đốt pháo nổ trong dịp tết và các dịp lễ hội ngoài việc tăng không khí vui tuoi thì lại mang lại cho chúng ta không ít tác hại , ảnh hưởng tới môi trường , sức khỏe con người và tình hình an ninh , trật tự.
Chính vì các tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số dân chúng tự giác chấp hành. Các cơ sở giáo dục đã có nhận thức đúng đắn về các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong vấn đề quản lý và sử dụng pháo nên đã có những việc làm tích cực, chủ động triển khai thực hiện. Ngoài việc tổ chức, tuyên truyền, ký cam kết, các đơn vị đã có những hình thức và việc làm cụ thể, sáng tạo phù hợp với thực tiễn của địa phương và đơn vị.
Là mỗi người dân ,nhận thức rõ được tác hại của pháo nổ , chúng ta cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng , buôn bán tàng trữ pháo nổ , tố cáo các hành vi sử dụng , buôn bán tàng trữ trái phép chất pháo nổ , để tình trạng này không còn là vấn đề bức xúc trong xã hội ,đảm bảo sức khỏe cho mọi người và tình hình an ninh trật tự trong dịp tết.
III. Một số quy định về pháo nổ
1. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo:
– Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
– Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
– Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
– Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.
2. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng theo quy định tại Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Điều 5 Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng như sau:
– Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
– Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
– Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
– Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
3. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại pháo, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 2,4 điểm đ điều 13 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tịch thu tang vật phương tiện đối với một trong những hành vi sau đây: Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người đốt pháo bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường sau:
1.Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ luật Hình sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
– Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;
– Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;
– Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;
– Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1kg đến dưới 0,5kg đối với thuốc pháo;
– Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:
– Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”;
– Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;
– Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;
– Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.
3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.
5. Người sản xuất, chiếm đoạt pháo nổ, chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
1.Người nào sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” theo điều 232 Bộ luật Hình sự;
2. Người nào mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Buôn lậu” theo điều 153 Bộ luật Hình sự;
3. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vận chuyển hàng hoá qua biên giới” theo điều 154 Bộ luật Hình sự;
4. Người nào có hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại điều 155 Bộ luật hình sự.
6. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” đối với:
– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2kg đến dưới 30 kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 1kg đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, bị phạt tù từ 01 năm đến 5 năm. Nếu vận chuyển, mua bán trái phép qua biên giới, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 30kg đến dưới 90kg; thuốc pháo có số lượng từ 15kg đến dưới 75kg, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm;
– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 90kg đến dưới 300 kg; thuốc pháo có số lượng từ 75kg đến dưới 200kg, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 300kg trở lên; thuốc pháo có số lượng từ 200 kg trở lên, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người nào cùng lúc phạm nhiều tội thì bị xét xử với mức hình phạt cao của khung hình phạt quy định cho mỗi tội./.
Mùa xuân ấm áp lại về trên mọi nẻo Tổ quốc thân yêu. Ngoài kia, những làn mưa bụi dịu nhẹ đậu trên những cánh đào, sắc mai mang dáng dấp thanh tao đang rực lên cùng với những tán quất vàng tươi, sum suê biểu trưng cho sự phồn thịnh, sung túc báo hiệu một năm mới an khang, thịnh vượng. Với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, dân tộc Việt Nam đã có biết bao những phong tục, tập quán tốt đẹp làm nên bản sắc văn hoá rất riêng mà không một sức mạnh bên ngoài nào có thể đồng hoá được. Vẫn biết tự bao đời, cái Tết cổ truyền được nhắc đến với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Nhưng với một tư duy đổi mới và tinh thần cầu thị tích cực, chúng ta đã, đang và sẽ dám dứt bỏ những cái thuộc về hủ tục, không có lợi cho cộng đồng để hướng tới một ngày mai tươi sáng, hạnh phúc cho mọi người. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, đặc biệt là tính tiên phong gương mẫu của CB, GV, NV nhà trường cũng như sự tự giác của các em học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước, có thể tin tưởng rằng Tết nguyên đán sẽ là một cái tết bình yên – vui vẻ – hạnh phúc của thầy và trò nói riêng và của toàn thể các gai đình nói chung không còn tiếng pháo.